Hầu hết từ trước đến nay việc xây dựng cầu đường ở hu ực nào đó cũng hiến giá đất ở xung quanh khu vực đó đều tăng lên đáng kể.Theo các chuyên gia, việc Hà Nội công bố xây dựng 5 cây cầu qua sông Hồng và sông Đuống là cơ hội cho bất động sản khu vực phía Đông “lên đời”.
Hạ tầng giao thông được đẩy mạnh đầu tư
Theo quy hoạch về giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong giai đoạn từ
2016 - 2030, Hà Nội sẽ xây dựng mới 14 cây cầu qua sông Hồng, sông Đuống.
Trong đó, 4 cầu qua sông Đuống gồm cầu Đuống 2, cầu Ngọc Thụy,
cầu Giang Biên, cầu Mai Lâm; 10 cầu qua sông Hồng gồm cầu Việt Trì - Ba Vì, cầu
Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu
Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở, cầu Phú Xuyên.
Hiện Hà Nội đã chỉ đạo thực hiện 5 dự án gồm cầu Tứ Liên (quận
Tây Hồ) và đường dẫn từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; cầu Đuống
2 (huyện Gia Lâm) và đường nối đến địa phận tỉnh Bắc Ninh; cầu Trần Hưng Đạo
qua sông Hồng (quận Hoàn Kiếm và Long Biên); cầu Giang Biên (huyện Gia Lâm) và
đường dẫn hai đầu cầu; cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2, quận Long Biên). Tổng số tiền
đã thực hiện là hơn 36.000 tỷ đồng, được triển khai theo hình thức BT (đổi đất
lấy hạ tầng)
.
Dự kiến, Hà Nội sẽ phải thanh toán cho các nhà đầu tư quỹ đất là
836 ha. Quỹ đất này nằm rải rác tại các xã Đông Hội, Xuân Canh, Mai Lâm, Dục Tú
(huyện Đông Anh); các xã Yên Thường, Yên Viên, Dương Xá, Đông Dư, Đình Xuyên
(huyện Gia Lâm) và các phường Long Biên, Cự Khối (quận Long Biên).
Tại cuộc họp giao ban Thành ủy Hà Nội vừa qua, trả lời câu hỏi
của báo chí về tiêu chí chọn nhà đầu tư, ông Vũ Duy Tuấn, Phó giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, các nhà đầu tư bất động sản
lớn của Việt Nam đều quan tâm đăng ký tham gia theo hình thức đối tác công tư -
PPP, nhà đầu tư bỏ vốn xây công trình, Thành phố thanh toán bằng quỹ đất. Để
đảm bảo thực hiện các dự án này, Thành phố đã giám sát vị trí quỹ đất để nhà
đầu tư có thể đầu tư các dự án đối ứng phù hợp nguồn vốn đã bố trí.
Về lo ngại chủ trương đổi đất lấy hạ tầng, các nhà đầu tư sẽ lấy
những khu đất ở những điểm cầu để xây dựng chung cư dẫn đến nguy cơ tăng cơ học
dân số Hà Nội và không có tác dụng giảm ùn tắc, ông Tuấn khẳng định: “Tất cả
các dự án sẽ đảm bảo đúng quy hoạch Thành phố được duyệt. Hiện tổng quỹ đất này
đang nghiên cứu, chứ chưa phải chính thức giao cho bất cứ nhà đầu tư nào”.
Giá bất động sản tăng, nhưng không lớn
Đánh giá về tác động của kế hoạch triển khai các cây cầu trên
đến thị trường bất động sản, CBRE Việt Nam cho biết, điều này chắc chắn sẽ làm
tăng giá nhà đất.
Bà Nguyễn Hoài An, Phó giám đốc Nghiên cứu thị trường, CBRE Việt
Nam cho biết, khu vực phía Đông Hà Nội đã có nền tảng cơ sở hạ tầng tốt, giá
nhà đất ổn định, nên rất khó để dự báo giá đất khu vực này sẽ tăng như thế nào
trong một khoảng thời gian cụ thể. Tuy nhiên, nếu nhìn vào những con số thống
kê của quá khứ, có thể dự báo được giá tăng bao nhiêu thì hợp lý.
“Tình hình thị trường ổn định, giá có thể tăng từ 3 - 5%, khả
quan hơn thì cao hơn trong 1 năm. Nhưng để kỳ vọng tăng vọt từ trên 10 - 15%
trong vòng nửa năm là điều rất khó”, bà An nói.
Thực tế, mặt bằng giá nhà đất ở khu vực Long Biên, Gia Lâm hiện
cũng đã tăng cao nhờ hiệu ứng hạ tầng giao thông trước đó như cầu Vĩnh Tuy, cầu
Thanh Trì, cầu Đông Trù… Trong đó, giá đất khu vực gần cầu Đông Trù khoảng 30
triệu đồng/m2, khu vực quanh sông Đuống khu Gia Thượng, Quán Tình, Giang Biên…
khoảng 17 - 20 triệu đồng/m2, khu đất đẹp giá trên 30 triệu đồng/m2.
Theo người dân địa phương, chưa thấy “sốt đất” ở khu vực này,
giá đất có tăng, nhưng khá đều đặn, chừng vài phần trăm một năm nhờ hạ tầng
giao thông được cải thiện.
Theo nhận định của các chuyên gia, dù hạ tầng giao thông kết nối
khu vực phía Đông được đầu tư phát triển, nhưng nhà đầu tư cũng nên rất thận
trọng, bởi bài học nhiều người bị mắc kẹt khi chạy theo cơn số đất tại Đông
Anh, ăn theo cầu Nhật Tân, hay cơn sốt đất Ba Vì, Mê Linh vẫn còn đó.
Đăng nhận xét